Hướng dẫn đạt điểm khá môn vật lý THPT

Cách ôn tập để “rinh” điểm khá bài thi môn Vật lý

Cô Nguyễn Thị Hương – Giáo viên dạy giỏi môn Vật lý trường THPT Đống Đa (Hà Nội) - chia sẻ kỹ năng ôn tập và làm bài thi môn Vật lý đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 bao gồm cấu trúc đề thi với nhận định dạng bài và lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Vật lý.

Chúng em là những học sinh chuyên ban C – môn Vật lý không phải là thế mạnh. Vậy xin các thầy, cô chỉ dẫn thêm phương pháp ôn tập và làm bài thi để những học sinh có học lực trung bình, trung bình khá có thể đạt điểm khá khi làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý. Chúng em trân trọng cảm ơn. (Nhóm học sinh tỉnh Thái Bình)

Trả lời:

Vì nội dung đề thi có tính phân hóa rất cao nên đối với học sinh (HS) có học lực trung bình và trung bình khá, các em nên tập trung vào mục tiêu đạt 6-7 điểm. Để đạt số điểm này, các em nên tập trung học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học kĩ lí thuyết và luyện giải kĩ các bài tập cơ bản.

Về nội dung kiến thức

Môn Vật lí có hình thức thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, đề thi gồm 50 câu. Nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong SGK 12 Ban cơ bản, kiến thức bao phủ trong 7 chương: dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân.

Khoảng 20-30% số câu hỏi trong đề thi dùng để chọn học sinh khá, giỏi Vật lí, là các nội dung liên quan đến:

Chương Dao động cơ học: Đó là những bài toán va chạm giữa hai vật, bài toán về lực đàn hồi - lực phục hồi, con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực…

Chương Sóng cơ và sóng âm: chú ý đến những bài toán xác định số cực đại, cực tiểu trong các cạnh của các hình đặc biệt (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác hay hình tròn); Xác định khoảng cách max, min từ điểm khảo sát đến hai nguồn…

Chương Dòng điện xoay chiều: xoay quanh các bài toán liên quan đến cực trị, bài toán hộp đen, bài toán về độ lệch pha…

Chương Dao động và sóng điện từ: đó là bài toán ghép tụ, tụ xoay…

Chương Sóng ánh sáng: bài toán cần quan tâm đó là xác định số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và gần vân sáng trung tâm nhất, các bài toán về giao thoa với ánh sáng hỗn hợp, hoặc bài toán xác định độ dịch chuyển của hệ vân giao thoa khi trước hai nguồn đặt một bản mỏng…

Chương Lượng tử ánh sáng: chú ý đên bài toán electron chuyển động trong điện trường và từ trường, xác định quãng đường và vận tốc của nó.

Chương Vật lý hạt nhân: cần quan tâm tới hai định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng toàn phần để xác định vận tốc hay góc hợp bởi hai hạt nhân

Do đó, học sinh Khá, giỏi để đạt điểm 9, 10 cần ôn tập những bài trọng điểm trong chương trình lớp 10, 11 những kiến thức liên quan như:

• Lớp 10: Động học và động lực học chất điểm. Chú trọng đến các khái niệm vận tốc, gia tốc, lực quán tính, các định luật Niu – tơn và các lực cơ học, các định luật bảo toàn động lượng, cơ năng, năng lượng...

• Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện trường; Từ trường và cảm ứng điện từ, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của từ trường (lực Lo–ren–xơ); Thấu kính và lăng kính, sự truyền ánh sáng qua thấu kính và lăng kính, các công thức thấu kính và lăng kính...

Nguồn: https://luyenthithptquocgia.com/cach-on-tap-de-rinh-diem-kha-bai-thi-mon-vat-ly-a275.html

Chinh phục 8 điểm môn Vật lí sau 2 tháng

Những điều bạn nhất định phải biết về môn Vật lí

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, đề thi Vật lí phân bố tỉ lệ câu hỏi như sau

40% lý thuyết, bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể làm được (đây là các câu thường dùng để xét tốt nghiệp)

60% bài tập thuộc mức độ trung bình và khó. Trong đó có 10% câu hỏi khó trong đề thể hiện sự phân hóa cao của đề thi. Ngoài độ khó của câu hỏi, áp lực về mặt thời gian sẽ khiến học bạn khó có thể đạt được mốc 9 – 10.

Định hướng ôn tập môn Vật lý

Qua giản đồ “Mức độ khó”, bạn có thể nhận thấy 3 chương đầu của chương trình Vật lí có mức độ khó cao nên việc bạn học chểnh mảng đợt đầu năm học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và mục tiêu điểm số đối với môn học này.

Do đặc thù của môn Vật lí là một số chương có thể học độc lập với nhau (mặc dù có gắn kết nhưng không nhiều) vì thế nếu có chiến thuật và cách sắp xếp thời gian phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể học song song hai hay nhiều chương cùng lúc.

Ưu điểm của kỳ thi “2 trong 1” đó là : điểm của môn và tổ hợp môn sẽ là điều kiện xét tuyển tốt nghiệp THPT và làm căn cứ xét tuyển vào ĐH-CĐ nên 60% kiến thức rất cơ bản và dễ lấy điểm. Bạn chỉ cần học vững và nắm chắc kiến thức trong chương trình Vật lí 12 là hoàn toàn có thể đạt kết quả cao, kể cả trường hợp chưa nắm vững kiến thức lớp 10-11.

Bật mí 3 cách học để đạt điểm cao môn Vật lí

Nắm chắc lý thuyết

Lý thuyết chiếm 40% đề thi và chỉ cần nắm vững kiến kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là bạn có thể làm được nên rất dễ ăn điểm. Tuy nhiên, với những bạn học khá và dùng môn Lí để xét Đại học thì thường mắc một lỗi là chủ quan những phần dễ và chỉ chú trọng vào những phần khó. Với hình thức trắc nghiệm thì điểm phần dễ hay khó đều như nhau nên bạn tuyệt đối không được mất điểm ở phần lý thuyết dễ ăn này.

Ôn thật chắc 3 chuyên đề trong học kỳ I: Dao động cơ, Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều.

Chỉ tính riêng ba chuyên đề này đã chiếm 5,5 – 6 điểm trong đề thi THPT quốc gia. Từ cấu trúc đề trên có thể thấy, việc học nghiêm túc và khẩn trương với các chương trong học kỳ I là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu hiện tại kiến thức trong học kỳ I môn Vật lí bạn bị hổng hoặc yếu thì bạn vẫn có thể bổ sung nhưng nên nhớ là phải làm ngay lập tức, không là sẽ chẳng kịp đâu. Vì 3 chương này là những phần kiến thức vừa chiếm tỉ trọng lớn trong đề thi vừa là những phần kiến thức khó.

Nguồn: https://blog.hocmai.vn/ha-guc-diem-8-vat-li-trong-59-ngay/

KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ THPT TẠI ĐÂY:

Là nhóm khóa học bao gồm 2 thành phần: Video bài giảng chữa đề và Phòng luyện. Với mục tiêu giúp học sinh được rèn kỹ năng, luyện phương pháp, thành thạo mọi dạng bài thông qua hệ thống đề thi chuẩn cấu trúc.

NGUỒN: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/284/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-i-mon-vat-li.html