Các bước làm bài hiệu quả môn ngữ văn THPT
Một số kinh nghiệm ôn thi và làm bài hiệu quả môn Ngữ văn
(NTO) Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em học sinh cần phải có kế hoạch học và ôn thi sao cho hiệu quả. Vì thế, để học và làm bài tốt môn Ngữ văn, xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây:
1. Quá trình học và ôn thi
Xác định cấu trúc đề thi
Khi học và ôn thi môn ngữ văn chúng ta cần phải chú ý đến cấu trúc đề thi. Theo cấu trúc thông thường của Bộ GD-ĐT, đề thi môn Ngữ văn sẽ gồm 2 phần. Phần chung dành cho tất cả thí sinh sẽ gồm 2 câu hỏi. Câu hỏi 1 yêu cầu thí sinh tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài; câu hỏi 2 yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). Còn phần riêng đòi hỏi thí sinh phải vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Lưu ý, ở phần này thí sinh có quyền được chọn 1 trong 2 câu hỏi để làm bài chứ không phải học theo chương trình nào thì chọn câu hỏi thuộc chương trình đó để làm.
Hệ thống hóa để nắm chắc kiến thức
Quá trình học và ôn tập đòi hỏi chúng ta phải hệ thống hóa kiến thức các phần trong sách giáo khoa Ngữ văn, bao gồm: thơ, truyện ngắn, văn chính luận, tùy bút, kịch, văn học nước ngoài,.. Tránh việc học tràn lan từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, từ văn bản thuộc thể loại này sang văn bản thuộc thể loại khác và tương tự. Sau khi hệ thống hóa kiến thức, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu kiến thức của từng bài thông qua việc định lượng, vạch ra những câu hỏi liên quan đến bài học ở cả hai dạng lí thuyết và phân tích thực hành để học và ôn thi. Ví dụ khi ôn tập bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, ta có thể vạch ra các câu hỏi dạng lý thuyết như: hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, ý nghĩa của tác phẩm,…; phần viết nghị luận có thể gặp các câu hỏi như bình luận về sức thuyết phục của tác phẩm, chứng minh tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, phân tích tội ác của thực dân Pháp, hoặc ở bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, ta có thể bắt gặp các câu hỏi dạng lý thuyết như: nêu hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, mạch cảm xúc,…; phần câu nghị luận có thể gặp như phân tích tính chất lãng mạn của bài thơ, hình ảnh người lính trong bài thơ, hay thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ và thơ mộng của bài thơ. Mỗi ý phân tích hay bình luận có thể tương ứng với từng đoạn thơ khác nhau trong bài.
Riêng phần câu hỏi nghị luận xã hội, ngoài kiến thức về môn học, chúng ta cần có một lượng kiến thức xã hội. Để làm tốt câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức xã hội nhất định và phải có cách thức và phương pháp nghị luận phù hợp. Thông thường, câu hỏi này xoáy sâu kiến thức ở các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lý hoặc nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/41861p0c181/mot-so-kinh-nghiem-on-thi-va-lam-bai-hieu-qua-mon-ngu-van.htm
Cách làm bài phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp THPT
Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM hướng dẫn thí sinh cách phân tích, cảm nhận nhân vật, tình huống trong tác phẩm văn xuôi.
Ngoài dạng đề yêu cầu cảm nhận, phân tích về một đoạn thơ, bài thơ, câu 2 phần làm văn (nghị luận văn học) của đề thi tốt nghiệp THPT có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận về một tình huống truyện, nhân vật, chi tiết truyện.
Kiến thức và phạm vi văn xuôi phần nghị luận văn học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Để phân hóa năng lực và thí sinh, năm nay cấu trúc đề thi sẽ có thêm phần câu hỏi phụ 0,5-1 điểm liên quan đến những vấn đề nâng cao của tác phẩm như: Nhận xét và đánh giá về nghệ thuật, giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực...
Học sinh cần nắm vững các tác phẩm văn xuôi lớp 12 sau: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Với các tác phẩm văn xuôi, đề thi thường rất phong phú, với nhiều thể loại như bút ký, truyện ngắn, kịch, cách hỏi cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo định hướng của các năm gần đây, tác phẩm văn xuôi sẽ được cắt lát nhỏ và yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận những vấn đề có trong tác phẩm.
Dàn ý chung cho đề nghị luận tác phẩm văn xuôi:
Hai dạng chủ yếu thường được ra trong phần nghị luận văn học về truyện ngắn đó là: Phân tích hoặc cảm nhận về nhân vật; phân tích tình huống truyện. Vì đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có nhiều câu hỏi (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học), thời gian giới hạn nên thường không yêu cầu thí sinh phân tích toàn bộ tác phẩm mà chỉ thông qua trích đoạn hoặc theo luận điểm.
Nguồn: https://vnexpress.net/cach-lam-bai-phan-tich-van-xuoi-trong-de-thi-tot-nghiep-thpt-4271922.html
THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN THPT TẠI ĐÂY:
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/305/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-m-mon-ngu-van.html